Brand Awareness là gì? Bí quyết xây dựng Brand Awareness hiêụ quả!
1. Brand Awareness là gì?
"Brand Awareness" được hiểu là quá trình nhận biết thương hiệu, đây là thuật ngữ về Marketing mô tả mức độ nhận biết của các đối tượng người tiêu dùng về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp thông qua tên cuả nó. Việc tạo ra sự nhận thức về thương hiệu là một trong những bước vô cùng quan trọng trong hiến lược quảng bá một sản phẩm hay khôi phục lại một thương hiệu cũ nào đó.
Trong một số trường hợp thì nhận thức về thương hiệu có thể sẽ bao gồm những phẩm chất để phân biệt sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp này với các doanh nghiệp cạnh tranh khác. Các sản phẩm, dịch vụ nếu như duy trì nhận thức thương hiệu cao thì sẽ có khả năng mang lại doanh thu lớn cho doanh nghiệp và người tiêu dùng khi đứng trước nhiều lựa chọn khác nhau thì chắc chắn sẽ hướng về các sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng, uy tín hơn là các sản phẩm mới và không để lại tên tuổi trên thị trường.
Ví dụ, hình ảnh quảng cáo Trà thảo mộc Dr.Thanh. Mục tiêu của quảng cáo là tạo nên nhận thức rằng sản phẩm này giúp thanh lọc cơ thể cho những người bị nóng trong người. Khi lần đầu giới thiệu ra thị trường, người tiêu dùng ban đầu chưa nhận thức sự tồn tại của trà Dr.Thanh và những đặc tính riêng biệt của nó. Truyền thông Marketing ban đầu bắt buộc làm cho người tiêu dùng nhận thức rằng có một sản phẩm như Dr.Thanh – đó chính là làm nên nhận thức về thương hiệu.
2. Tầm quan trọng của brand awareness trong xây dựng
và phát triển thương hiệu
Brand awareness có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp có thể quảng bá được thương hiệu và giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng, người tiêu dùng, tạo nên danh tiếng và sự uy tín của doanh nghiệp, đánh bại các đối thủ canh tranh và phát triển mạnh mẽ.
Việc tạo ra brand awareness - sự nhận thức thương hiệu là điều cần thiết trong chiến lược Marketing của các doang nghiệp, nhất là đối với các thương hiệu mới khi các khách hàng mục tiêu chưa biết đến thương hiệu của bạn. Nếu như những khách hàng, người tiêu dùng chưa nhận thức rõ ràng về thương hiệu thì chắc chắn rằng sản phẩm của doanh nghiệp chưa thể nào tạo được sự tin tưởng và trở thành sự lựa chọn của người mua được. Tuy nhiên, đôi khi các doanh nghiệp lại chú trọng quá mức vào vấn đề xây dựng và tọa sự khác biệt trong brand awareness, nhưng thực tế đây chỉ là bước đầu tiên để tiếp cận với các đối tượng người tiêu dùng còn để có thể đảm bảo việc thương hiệu có tiến xa và khách hàng có gắn bó lâu dài hay không thì các doanh nghiệp cần phải tạo ra được sự kỳ vọng cũng như tạo động lực khuyến khích họ sử dụng thử sản phẩm của mình. Từ đó mới có thể xây dựng được niềm tin duy trì sự trung thành của họ đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Do đó, khi tạo ra brand awareness các doanh nghiệp cần phải có những kế hoạch và chiến lược cụ thể, làm sao để có thể vừa giúp tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng, vừa không ảnh hưởng tới quá trình hoạt động và phát triển chung của doanh nghiệp.
3. Bí quyết xây dựng brand awareness thành công
Với vai trò quan trọng của brand awareness, các doanh nghiệp phải làm sao để có thể tạo ra sự nhận thức của người tiêu dùng đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp hoặc là được công nhận trên thị trường. Vậy bí quyết nào để có thể xây dựng brand awareness thành công hiện nay?
3.1 Lựa chọn đúng đối tượng mục tiêu
Việc lựa chọn đúng đối tượng mục tiêu, khách hàng tiềm năng cho thương hiệu cần phải phù hợp với những nội dung, giá trị của thương hiệu cũng như các sản phẩm, dịch vụ hướng tới khách hàng. Brand awareness sẽ bao gồm sự nhận thức của người tiêu dùng về thương hiệu, đồng thời chiến lược để nhận diện thương hiệu cũng chính là một trong những quy tắc của thương hiệu.
Và với việc xác định, lựa chọn đúng đối tượng mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp có thể đảm bảo được việc đang tùy chỉnh về sự nhận thức thương hiệu cũng như nỗ lực của doanh nghiệp để được công nhận và thu hút sự quan tâm từ những đối tượng tiềm năng, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp của mình. Do đó, các doanh nghiệp cần suy nghĩ và hướng đến các nhóm khách hàng mục tiêu khác nhau phù hợp với thương hiệu để có thể tạo ra được những thông điệp ý nghĩa, gây tiếng vang nhất.
3.2 Xây dựng được thương hiệu trên các phương tiện
truyền thông
Với sự bùng nổ và phát triển mạnh mẽ của công nghệ, nhất là Internet hiện nay thì các doanh nghiệp rất khó để thành công nếu như các chiến lược truyền thông không được thực hiện thông qua các phương tiện và trang mạng xã hội. Khách hàng hiện nay thường sẽ tìm hiểu về các sản phẩm trước khi lựa chọn, đồng thời cũng muốn xấy dựng những mối quan hệ tốt đẹp với các công ty mà họ yêu thích và mạng xã hội chính là một phương tiện hữu ích nhất. Thông qua các trang mạng xã hội, khách hàng sẽ có thể nhận thức được về thương hiệu một cách nhanh chóng, đơn giản và các doanh nghiệp cũng có thể trao đổi với khách hàng mà không phải gặp mặt trực tiếp. Từ đó có thể tạo cho khách hàng sự hiểu biết về các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, tạo động lực để họ tin tưởng và lựa chọ thương hiệu của doanh nghiệp mình.
Tuy nhiên, khi phát triển thương hiêu thông qua các trang mạng xã hội, doanh nghiệp cần phải lưu ý các giá trị của thương hiệu cũng như cung cấp đến khách hàng những nội dung cần thiết và tập chung nhất. Qua đó, doanh nghiệp tìm ra phương án tăng cường sức hút, sự hấp dẫn của các chiến lược truyền thông - marketing đó để năng cao được brand awareness đối với người tiêu dùng.
3.3 Xây dựng thương hiệu cần phải có sự nhất quán
Một vấn đề quan trọng khi xây dựng brand awareness chính là phải tạo được sự nhất quán và phải là thương hiệu duy nhất. Đối với một doanh nghiệp khi bắt đầu, đều cần phải nỗ lực hết sức, làm việc thật chăm chỉ mới có thể taọ được sự nổi bật và thu hút sự quan tâm, chú ý từ khách hàng. Để có thể nhận diện được thương hiệu doanh nghiệp phải lựa chọ cho mình các yếu tố thống nhất từ màu sắc, hình ảnh, logo hay giọng nói để khách hàng biết được là họ đang trao đổi, giao dịch với doanh nghiệp.
Tuy nhiên, tạo thương hiệu duy nhất không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp bạn phải tranh luận với các doanh nghiệp khách hay để mình vướng vào những vấn đề phức tạp. Thay vào đó, khi xây dựng chiến lược Marketing, doanh nghiệp cần xác định một cách chính xác nhất những giá trị quan trọng của thương hiệu mình, đảm bảo được rằng luôn phù hợp với khách hàng.
3.4 Luôn khuyến khích Viral Marketing
Nếu doanh nghiệp bạn muốn nâng cao thương hiệu và tăng sự nhận thức của người tiêu dùng về thương hiệu của mình cùng lúc, thì việc lựa chọn Viral Marketing chính là vô cùng hiệu quả hay còn có tên gọi truyền thống là quảng cáo truyền miệng. Quảng cáo truyền miệng giúp mở rộng phạm vi tiếp cận các đối tượng khách hàng và người tiêu dùng biết đến thương hiệu của bạn, cho phép doanh nghiệp bạn có thể kết nối với khách hàng mà theo cách thông thường thì khó có thể nhắm trúng mục tiêu đề ra. Hình thức Viral Marketing có tầm ảnh hưởng lớn và khuyến khích được khách hàng chia sẻ những video, hình ảnh hay nhưngx trải nghiệm của chính họ đối với doanh nghiệp, từ đó các doanh nghiệp có thể dễ dàng trong việc tiếp cận và đưa ra các sản phẩm phù hợp nhất, đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Như vậy, brand awareness chính là kết của việc các thương hiệu được công nhận và ghi nhớ trong lòng khách hàng. Đây được xem như bước khởi đầu rất quan trọng, đồng thời cũng là mục tiêu cơ bản trong chiến lược truyền thông - marketing của doanh nghiệp. Hy vọng với những chia sẻ trên đấy của Kenna Tech các bạn sẽ hiểu rõ hơn về brand awareness là gì?, từ đó lựa chọn được những phương án phù hợp nhất để xây dựng và phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp.
Bình luận