Những điều không nên bỏ qua khi bắt đầu làm truyền thông thương hiệu
Truyền thông thương hiệu là hoạt động đầu tiên mà một doanh nghiệp cần làm để có thể đưa sản phẩm của mình tiếp cận khách hàng một cách rộng rãi. Nó mang đến cho khách hàng các thông tin như: Tên doanh nghiệp của bạn; bạn cung cấp dịch vụ, sản phẩm nào; điểm khác biệt, lợi thế của bạn so với các doanh nghiệp cung cấp cùng một sản phẩm trên thị trường, tại sao khách hàng nên lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp,…
Truyền thông thương hiệu còn là công cụ để khách hàng phản ánh về chất lượng và dịch vụ của doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp không ngừng cải tiến để những sản phẩm, dịch vụ ngày càng hoàn thiện hơn.
Tuy nhiên, để làm bất cứ điều gì tốt và hiệu quả, bạn cần hiểu biết về chúng. Điều đó cũng không phải ngoại lệ với truyền thông thương hiệu. Hãy cùng tìm hiểu những điều cơ bản về hoạt động này ngay sau đây.
Truyền thông thương hiệu là gì?
Theo định nghĩa: Truyền thông thương hiệu là một phần, công cụ để quản lý thương hiệu. Qua đó, công ty đưa ra thông tin, thuyết phục, nhắc nhở, làm cho các bên liên quan hiểu biết hơn về thương hiệu và doanh nghiệp, tạo ra thế mạnh, giá trị, lòng tin về sản phẩm của mình.
Những hình thức cơ bản của truyền thông thương hiệu
Truyền thông thương hiệu có 2 hình thức là trực tiếp và gián tiếp.
Truyền thông trực tiếp
Mặt đối mặt, sử dụng đội ngũ nhân viên bán hàng để giới thiệu sản phẩm mới tại các điểm tập trung đông người như khu dân cư, chợ, siêu thị … Đây là cách thức mà hầu hết các doanh nghiệp hàng tiêu dùng ứng dụng mạnh mẽ khi ra một sản phẩm mới.
· Ưu điểm: Dễ nắm bắt tâm lý số đông, dễ thuyết phục và hiệu quả nhanh
· Nhược điểm: Tốn kém thời gian, kinh phí và nhân lực, không phát tán được thông tin trên diện rộng
Truyền thông gián tiếp
Thông qua sách, báo, phim ảnh, quảng cáo, banner, Internet, tranh ảnh. Đây là phương pháp truyền thông thương hiệu được sử dụng phổ biến hiện nay.
· Ưu điểm: Đối tượng tác động rộng lớn trong thời gian ngắn. Có nhiều cách thể hiện khác nhau như clip, tranh ảnh, chữ viết,... để hấp dẫn khách hàng.
· Nhược điểm: Không được tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nên không nắm bắt được biểu hiện của khách hàng.
Tính hai mặt của truyền thông
Khi một thương hiệu được ra đời sẽ hình thành nên hai làn sóng phản ứng tích cực và tiêu cực. Đây có thể là tín hiệu tốt vì qua những tranh luận sẽ làm thương hiệu được biết đến nhiều hơn, nhưng ngược lại con dao hai lưỡi này cũng có thể nhấn chìm một thương hiệu với những thông tin sai lệch, nhất là từ các đối thủ cạnh tranh.
Vai trò của truyền thông thương hiệu
- Xác lập giá trị thương hiệu dài hạn
Truyền thông hiệu quả là cách xác lập giá trị cho 1 thương hiệu mạnh, đối với 1 doanh nghiệp, truyền thông thương hiệu hiệu quả sẽ xây dựng và thể hiện giá trị hình ảnh sản phẩm một cách hiệu quả nhất, qua đó giá trị thương hiệu sản phẩm sẽ định hình, kích cầu sự tin tưởng lâu dài. Nếu một kênh truyền thông tốt sẽ đem lại giá trị lâu dài cho thương hiệu.
- Kích cầu cho sản phẩm, dịch vụ
Việc sử dụng những hình ảnh, nội dung thú vị để kích thích sự tò mò và ý muốn trải nghiệm sản phẩm của khách hàng. Điều đó ảnh hưởng rất lớn tới quyết định mua hàng hay không của người tiêu dùng.
Vây nên, Một truyền thông thương hiệu tốt, đồng nghĩa với việc các sản phẩm, dịch vụ đã xác lập được con đường tiếp cận khách hàng tốt nhất. Từ đó kích cầu cho sản phẩm của bạn.
- Đánh bóng thương hiệu
Truyền thông thương hiệu có vai trò quan trọng trong việc tạo hiệu ứng đám đông, tập trung dư luận, tác động tích cực tới đối tượng khách hàng. Từ đó khách hàng có cái nhìn nhất quán nhất về lợi ích của sản phẩm.
Để truyền thông phát huy tối đa khả năng của mình là một công việc khó khăn và đòi hỏi nhiều yêu cầu khắt khe. Đây là công việc lâu dài hướng tới mục tiêu sử dụng dài hạn vì vậy cần xác định nhiều yếu tố khác nhau của thương hiệu.
Một số kênh truyền thông phổ biến
Theo thống kê năm 2020, tại Việt Nam có 69.280.000 người dùng Facebook, chiếm 70,1% toàn bộ dân số.
2,5 giờ là thời gian trung bình một người dùng Facebook Việt Nam dành ra mỗi ngày để lang thang trên mạng xã hội, gấp đôi số thời gian được dành ra mỗi ngày để xem TV.
Có tới 2/5 người dùng Facebook tại Việt Nam từng tìm thấy các sản phẩm / thương hiệu mới qua Facebook.
Google được coi là công cụ tìm kiếm thông tin lớn nhất hiện nay. Để có thể cạnh tranh với hàng triệu đối thủ khác trên Google, trước hết bạn cần phải biết từ khóa mà khách hàng thường hay sử dụng là gì. Sau đó đẩy mạnh các chiến dịch quảng cáo theo từ khóa, sử dụng các công cụ hỗ trợ để thông tin về doanh nghiệp có thể lên top đầu tìm kiếm.
Youtube
Các TVC quảng cáo, banner trên Youtube xuất hiện ngày càng nhiều và chúng xen vào những video hot nên dễ dàng tiếp cận khách hàng. Xu hướng xem video trên Youtube đang ngày càng phổ biến.
Truyền hình
Mặc dù internet đang bùng nổ và phát triển mạnh mẽ nhưng nó vẫn không thể thay thế được truyền hình. Hầu hết các doanh nghiệp có thương hiệu vẫn đang cố gắng xây dựng những TVC quảng cáo hấp dẫn, độc đáo để phát trên những khung giờ vàng trên các kênh truyền hình nổi tiếng.
Tik Tok
Là một nền tảng ứng dụng cực kỳ hot trên thị trường, TikTok sở hữu lượng người dùng khủng hơn 800 triệu người dùng chỉ trong khoảng thời gian ra mắt ngắn. Nên ta có thể thấy, đây là nền tảng mới,Nhưng tiềm năng quảng cáo là rất lớn. Có thể tiếp cận được lượng khách hàng tiềm năng nhiều, mới, và nhu cầu mua sắm cao.
Bình luận